Masinari Hà Nôi - Phân Bón Hữu Cơ Trùn Quế

Các lưu ý và cách nuôi trùn quế tại nhà phổ biến hiện nay

Bài viết trước Masinari đã đưa ra những định nghĩa về trùn quế và những tác dụng của trùn quế. Qua những tham khảo và thông tin từ chuyên gia kỹ thuật tại Masinari mình sẽ đưa ra những cách nuôi trùn quế tại nhà đơn giản nhất hiện nay. Mô hình nuôі giun quế đang ngày сàng phổ biến rộng rãi ở nước ta. Song song với đó kĩ thuật nuôi giun quế cũng là vấn đề mà rất nhiều người chăn nuôi quan tâm.

Các loại thức ăn cho Trùn Quế

Với mỗi cách nuôi trùn quế tại nhà đều phải lưu ý đến thức ăn cho Trùn Quế vô cùng đa dạng. Bạn có thể cho trùn quế các loại rau, củ , quả đem ủ lại trong 7 ngày để mềm, rồi phơi khô là chúng có thể ăn được. Trùn quế thích ăn nhất là bùn non, chất thải của gà, lợn. Bạn cũng nên hòa trộn phân tươi của gà, lợn cùng với rơm cỏ là sẽ thu hút được chúng. Trùn quế cũng rất nhạy cảm với các thức ăn lạ, chúng thường sẽ ăn rất ít sau một thời gian mới có thể quen được. Cũng cần lưu ý rằng nếu đổ lượng phân quá ít thì khả năng sinh sản sẽ bị giảm. Từ khó khiến năng suất tiêu thụ trùn cũng vì thế mà giảm sút. Nếu thức ăn quá dư thừa, giun sẽ ăn không hết thức ăn cũ đã ăn thêm thức ăn mới. Điều này sẽ khiến nhiệt lượng cơ thể trùn tăng cao khiến giun con bị chết. Các loại thức ăn không nên cho trùn quế như các loài cây cỏ như gừng, sả, ớt vì trùn quế rất sợ các loại cây cỏ này.

Các yêu cầu và cách ủ thức ăn cho trùn quế

Với các cách nuôi trùn quế tại nhà, hàng ngày bạn chỉ cho giun ăn một loại phân thì không cần quá bận tâm, chỉ cần đổ ra cho chúng là chúng sẽ ăn ngay. Nhưng trường hợp chúng ta nuôi trùn với số lượng lớn mà lượng phân tươi không đủ để đáp ứng hoặc bị pha tạp nhiều loại với nhau thì cần những yêu cầu sau đây:
Bạn nên điều chỉnh lượng phân cho phù hợp, ban đầu chỉ nên cho ăn ít. Sau một thời gian sẽ tăng dần lên. Trong trường hợp chúng ta mua phân tươi và phân khô ở ngoài về thì nên hòa trộn chung lại với nhau. Mỗi lần cho trùn quế ăn bạn nên ngâm phân trong nước khoảng 1 tiếng để phân trở nên mềm.
Cách cho ăn: Sử dụng xẻng xúc thành từng đống, mỗi đống cách nhau khoảng 10 cm để giun tự ăn là được 

Các lưu ý và kỹ thuật nuôi giun đất hiệu quả

Ngoài ra khi nuôi trùn quế có rất nhiều vấn đề cần phải chú ý khi chăn nuôi Trùn quế theo mô hình như: thức ăn, nước uống, chất nền, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, con giống.

Về Nước uống. Dựa trên kinh nghiệm chăn nuôi của các gia đình nhà nông và khu vực phía nam và ý kiến của các kỹ thì nguồn nước phèn chiếm tỉ trọng lớn nhưng trùn quế vẫn phát triển và sinh sản rất mạnh mẽ. Cần đặc biệt lưu các môi trường không nên nuôi trùn quế như nước sông, ao, hồ , bị ô nhiễm nặng nề, nguồn nước quá mặn thì chúng không thể nào sinh sản được. Nên sử dụng nguồn nước sạch, chất nền có thể sử dụng phân giun là độ dày tốt nhất khoảng 10 cm, thường xuyên tưới nước, bổ sung thức ăn trùn quế sẽ sớm quen với môi trường mới
Về chất nền. Tuyệt đối tránh thả phân tươi xuống khu vực nuôi trùn quế mà cần lót chất nền trước. Sau đó mới thả trùn quế xuống. Bạn có thể sử dụng phân trâu bò cùng các loại cỏ rác, rơm, rạ có thấm nước để tạo thành chất nền tự nhiên.
Nhiệt độ lý tưởng nhất để nuôi giun quế là khoảng 27 độ C. Tại Sài Gòn cũng như các tỉnh thành phía Nam là nơi có nhiệt độ phù hợp nhất để chúng giao phối và phát triển. Vào mùa lạnh khi nhiệt độ quá thấp thì bạn nên có công tác che chắn gió. Giảm lượng nước tưới, bổ sung thêm thức ăn. Chính thức ăn sẽ giúp bổ sung nhiệt độ lên khoảng 20 độ C sẽ giúp cho giun quế phát triển khỏe mạnh
Lưu ý về Ánh sáng. Đa số các loài giun, dế thường rất sợ ánh nắng trực tiếp từ mặt trời cũng như ánh đèn cao thế. Chính vì vậy mà, tại khu vực nuôi trùn quế không nên treo đèn soi sáng. Nếu sử dụng ánh đèn thì bạn nên dùng đèn có ánh sáng hồng. Ánh sáng này không quá gắt nên bạn có thể dễ dàng quan sát chúng.
Về kỹ thuật nuôi trùn quế, Masinari sẽ có một bài viết riêng đầy đủ chi tiết hơn cho mọi người. 

Các mô hình nuôi trùn quế phổ biến hiện nay

Về các cách nuôi trùn quế tại nhà, mô hình nuôi trùn quế, mình sẽ có những bài viết chi tiết về từng loại mô hình phổ biến hiện nay. Cách nuôi giun quế phổ biến nhất hiện nay đối với các hộ gia đình không có đất sản xuất và tận dụng tối đa diện tích có thể trồng được đó nuôi trong khay chậu, thùng gỗ, thùng xếp, xô nhựa. Công tác chăm sóc dễ dàng thuận tiện nhưng thời gian lâu hơn những mô hình khác. Nếu các hộ nông dân có diện tích nuôi trồng lớn có thể áp dụng các mô hình khác như nuôi trên đồng ruộng có mái che hoặc không có mái che, nuôi trong nhà với quy mô công nghiệp hoặc bán công nghiệp. Các mô hình này sẽ được Masinari hướng dẫn chi tiết trong những bài viết sắp tới.

translation missing: vi.pagefly.comments.title

translation missing: vi.pagefly.comments.moderated