Các Yêu Cầu Ngoại Cảnh Khi Trồng Hoa Cúc
Cây hoa cúc là loại hoa quen thuộc tại Việt Nam. Loài hòa này xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống thường ngày nhất là trong các dịp lễ tết. Không chỉ vậy hoa cúc còn đem lại rất nhiều giá trị ý nghĩa, có tác dụng làm thuốc, tượng trưng cho sự trường thọ, lòng hiếu thảo. Loài hoa này nằm trong bộ tứ quý Tùng, Cúc, Trúc Mai còn là biểu tưởng cho sức mạnh và sự may mắn trong văn hóa dân gian. Vậy để trồng hoa cúc và chăm sóc tốt loài hoa này đem lại sự tươi mới cho căn nhà, mảnh vườn của bạn trong mỗi dịp lễ tết ta phải tìm hiểu kỹ các yêu cầu ngoại cảnh của hoa cúc.
Xem thêm:
--) Kỹ thuật trồng hoa cúc theo vụ mùa
Yêu Cầu Về Nhiệt Độ và Ẩm Độ Khi Chăm Sóc Hoa Cúc
Lưu ý khi trồng hoa cúc là cây cúc có nguồn gốc từ ôn đới nên nó ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển là từ 15 – 200C, cúc có thể chịu đựng ở nhiệt độ từ 10 – 350C,
Nhiệt độ trên 35 hoặc dưới 10 sẽ làm cho sinh trưởng phát triển của cây kém. Ở thời kỳ cây con cúc yêu cầu nhiệt độ cao hơn. Đặc biệt trong thời kỳ ra hoa, đảm bảo cho cúc nhiệt độ thích hợp thì hoa sẽ to và đẹp. Ban ngày cây cần nhiệt độ cao hơn để quang hợp, nhưng nếu nhiệt độ cao vào ban đêm sẽ thúc đẩy quá trình hô hấp làm tiêu hao chất dự trữ trong cây.
Yêu cầu nhiệt độ và độ ẩm khi trồng hoa cúc
Độ ẩm đất từ 60 – 70% và độ ẩm không khí từ 55 – 65% là rất thuận lợi cho cúc sinh trưởng.
Nếu độ ẩm trên 80% cây sinh trưởng mạnh nhưng lá dễ mắc một số bệnh nấm. Đặc biệt vào thời kỳ thu hoạch hoa cúc cần thời tiết trong xanh và khô ráo, nếu độ ẩm không khí quá cao sẽ làm cho hoa bị thối do nước đọng lại trong các tuyến mật của hoa, hoặc cây chứa nhiều nước dễ bị đổ non, việc thu hoạch gặp nhiều khó khăn, hoa lá thường bị dập nát.
Yêu Cầu Về Ánh Sáng Trồng Hoa Cúc Trong Chậu
Cúc là loại cây ngày ngắn, ưa sáng. Thời kỳ đầu khi trông hoa cúc các mầm non mới ra rễ cây cần ít ánh sáng vì cây sừ dụng chất dự trữ trong mầm, nội nhũ.
Sau khi tiêu hao hết các chất dinh dưỡng cây chuyển sang giai đoạn tự dưỡng, đặc biệt là vào thời kỳ chuẩn bị phân cành cây cần nhiều ánh sáng để quang hợp tạo nên chất hữu cơ cần thiết cho hoạt động sống của cây. Nhưng ánh sáng quá mạnh cũng làm cho cúc chậm lớn.
Ngoài ra đối với cúc thời gian chiếu sáng hay độ dài ngày đêm có tác dụng quan trọng đối với cây cúc.
Hầu hết các giống cúc thuộc loại cây cần ánh sáng ngày dài trên 13h để sinh trưởng nhưng thời gian trỗ hoa thì chỉ cần ánh sáng ngày ngắn 10 – 11h và nhiệt độ không khí thấp dưới 20=C.
Yêu cầu ánh sáng khi trồng hoa cúc
Thời gian chiếu sáng dài, cây sinh trưởng mạnh, cây cao, hoa to đẹp. Bởi vậy, nên cúc rất thích hợp với thời tiết thu đông và đông xuân.
Hiện nay một số giống cúc mới nhập nội có thể ra hoa trong điều kiện ngày dài mà điển hình là CN93, CN9, tím hè và giống cúc vàng Đà Lạt rất thích hợp trong vụ xuân và vụ thu. Điều đó có thể cho phép ta sản xuất cúc quanh năm, thay vì trước đây chỉ có hoa cúc vào mùa đông.
Sử Dụng Phân Bón Cho Hoa Cúc
Phân đạm (N):
Vai trò của N đối với cây trồng đã được biết đến nhiều: thành phần cơ bản cấu tạo nên cơ thể sinh vật, nó có mặt trong thành phần của Protein, nucleotit, axít amin, tham gia cấu tạo diệp lục …Vai trò của N đối khi trồng hoa cúc quan trọng nhất vào thời kỳ cúc chuẩn bị phân cành và phân hóa mầm hoa. Liên quan chặt chẽ đến màu sắc và kích thước của hoa.
Thiếu N cây cằn cỗi, lá úa vàng, hoa nhỏ và xấu. Nhưng nếu bón quá nhiều N cho cúc thì sẽ dẫn đến sinh trưởng quá mạnh về thân lá mà cây không thể ra hoa.
Việc bón N cho cúc phải căn cứ vào 1 số yếu tố như: Loại đất, loại phân đạm, nhu cầu của cây mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
Một số loại phân N phổ biến hiện nay: Urê - (NH2)2CO, có 46% N nguyên chất; Đạm sunfát – (NH4)2SO4 có 20% N nguyên chất; Đạm Amôn Nitrat - NH4NO3 có chứa % N nguyên chất…
Các loại phân N bón cho cây trồng cần chú ý bón rải theo từng thời kỳ và bón khi thời tiết thuận lợi.
Phân Lân (P):
Vai trò của Lân đối với cây trồng được thể hiện ở một số điểm: là thành phần cấu tạo các nucleotit, các hợp chất cao năng ATP, DTP,… Trồng hoa cúc cần P nhất vào thời kỳ sau khi hình thành nụ và ra hoa. Khi cây đủ Lân tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển mạnh, cây con khỏe, tỷ lệ sống cao,thân cứng, cây nhanh ra hoa, hoa bền màu; tăng khả năng hút N và khả năng chống chịu lạnh. Thiếu Lân thì bộ rễ kém phát triển, cánh hoa nhỏ, chóng tàn, màu sắc nhợt nhạt, hoa ra muộn.
Hiện nay có một số loại phân Lân phổ biến: Super Lân (16 – 18%) sử dụng cho đất trung tính; Phân lân nung chảy dùng cho đất chua; phân Apatít dùng cho đất chua mặn.
Chủ yếu phân Lân dùng để bón lót. Nếu sử dụng các loại phân hữu cơ, đất giàu mùn thì lượng phân Lân bón nên giảm đi nhiều.
Phân Kali:
Kali trong cây giúp cho sự vận chuyển các chất đường bọt trong cây, giúp cho cây chịu hạn, chịu rét và chống chịu bệnh, tăng khả năng quang hợp của cây. Cây cần K vào thời kỳ kết nụ và nở hoa, nếu thiếu K màu sắc hoa không thắm, mau tàn. Một số loai phân Kali: Phân KCl (69% K) nhưng cần chú ý đến Cl – gây chua cho đất; Phân K2SO4 (40% K) dùng được nhiều loại đất; Ngoài ra tro bếp cũng là loại phân bón hữu ích cho cây, trong đó có K2CO3 cây dễ hấp thụ và Ca2+ có tác dụng khử chua.
Phân Vi Lượng:
Gồm có các nguyên tố: Cu, Fe, Zn, Bo, Mn, Si, … cần với lượng rất nhỏ 0,01 – 0,02%. Nhưng cây không thể thiếu và cũng không thể thay thế được, việc sử dụng phân vi lượng hiện nay rất phổ biến và chủ yếu cung cấp cho cây bằng cách phun qua lá
Phân Hữu Cơ:
Các loại phân xanh, phân bắc, phân rác, khô dầu, xác bã động thực vật… có tác dụng vừa cung cấp các chất dinh dưỡng vừa cải tạo hóa, lý tính của đất. Có thể sử dụng phân trùn quế và dịch trùn quế cho hoa và cây cảnh làm phân bón khi trồng hoa cúc. Bạn có thể xem thông tin sản phẩm dịch trùn quế đậm đặc cho hoa và cây cảnh để công dụng của dịch trùn quế với hoa cúc.
--------------🌱----------------
- Nhà Phân Phối Độc Quyền Phân Trùn Quế Masinari Hà Nội