Chắc chắn rằng khi trồng hoa hồng tại ban công nhà hay trồng hồng tại vườn sẽ có lúc mọi người sẽ băn khoăn rằng không biết hoa hồng của mình bị chết, hoa tàn nhanh do nguyên nhân gì, bị bệnh gì hay do sâu bệnh. Do sâu bệnh thì là do loại nào gây nên, cách chữa trị như thế nào. Nếu hoa hồng của bạn bị sâu bệnh phá hoại thì cũng đừng nên có lo lắng, chúng tôi luôn đồng hành và từng bước cùng bạn tìm ra cách phòng trừ và đặc trì bằng các phương pháp khoa học hợp lý nhất.
Tìm hiểu một số loại sâu bệnh trên hoa hồng.
Sâu bệnh trên hoa hồng dùng để nói chung cho các loại côn trùng, bọ, vi khuẩn, vi rút hay các loại nấm ký sinh. Khi hoa hồng mắc phải các vấn đề này sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rễ, hoa, lá hoa hồng.
Trong bài viết này, mình sẽ tập trung vào các loại côn trùng gây hại cho hoa hồng có thể kể đến như bọ trĩ, bọ phấn, nhện đỏ, sâu xanh, rệp. Ngoài ra còn có cào cào cánh cam, sâu đo, bọ cánh cứng cũng rất gây hại cho hoa hồng.
Sâu bệnh hại hoa hồng: Bọ Phấn và bọ Trĩ
Bọ phấn:
Bọ phấn là loại sâu bệnh có hình dáng khi trưởng thành toàn thân phủ một lớp phấn trắng. Trứng của chúng có hình bầu dục có cuống, vỏ mỏng, mới đẻ trong suốt, sau chuyển sang màu vàng sáp trong - màu nâu xám. Khi đẻ trứng được cắm vào lá và xếp dựng đứng. Khi còn sâu non chúng có màu vàng nhạt, hình ovan. Mới nở có chân và bò dưới mặt lá. Sâu non chưa có phấn và thường tập trung trên các lá non nhưng khi đẫy sức thường tập trung ở các lá già. Bọ phấn chích hút nhựa ở những bộ phận non của hoa hồng. Sâu trưởng thành gây hại thường để lại một lớp bụi phấn màu trắng, sau khi gây hại chúng thường tiết ra dịch ngọt là môi trường cho nấm muội đen phát triển. Bọ phấn thường gây hại mạnh vào mùa khô.
Cách đặc trị đó là thường xuyên vệ sinh khu đất trồng, ngắt bỏ lá già và các bộ phận bị gây hại của hoa hồng. Mặt khác có thể dùng bẫy dính hoặc dùng thuốc Oshin 100 SL để tiêu diệt.
Bọ Trĩ trên hoa hồng:
Bọ trĩ thì trưởng thành rất nhỏ, màu vàng nhạt, đuôi nhọn, cánh dài và mảnh, xung quanh cánh có nhiều lông tơ. Sâu non không cánh, hình dạng giống trưởng thành, màu xanh vàng nhạt. Bọ trĩ chích hút nhựa ở lá non, chồi non và nụ hoa làm lá vàng, màu hoa nhạt, lá non và cánh hoa biến dạng xoăn lại, cây sinh trưởng kém. Khi có triệu chứng trên lá non thì phun thuốc liên tiếp 3 ngày và phun phòng ngừa 2 tuần 1 lần. Vì đặc tính của bọ trí là có khả năng nhờn thuốc nên cần luân phiên thay đổi thuốc đặc trị như: Susupes 1.9 EC, Hapmisu 20EC, Radiant 60 EC.
Nhện đỏ gây bệnh cây hoa hồng.
Nhện đỏ là một loại sâu bệnh có hình dáng rất nhỏ. Khi còn nhỏ có màu cam, khi trưởng thành có màu đỏ ở phần bụng, bên lưng có nhiều đốm đen chạy dài. Nhện đỏ này thường cư trú ở mặt dưới lá và thường chích hút dịch trong mô lá và hoa tạo thành vết hại có màu sáng, dần dần các vết chích này liên kết với nhau. Khi bị hại nặng, lá cây hoa hồng có màu nâu phồng rộp, vàng rồi khô và rụng đi.
Biện pháp phòng ngừa đó là đảm bảo cho vườn cây hoặc chỗ trồng cây ban công thông thoáng, bón phân đầy đủ, trong mùa khô thì tưới ẩm. Khi nhện đỏ xuất hiện nhiều nên tưới phun để rửa làm sạch bề mặt cây hoa hồng khỏi nhện đỏ. Nếu không có thể dùng luân phiên các loại thuốc như Reasgant, Benknock 1 EC, Vimite 10 EC, Ortus 5 SC…
Sâu xanh gây bệnh hoa hồng.
Một loài sâu bệnh trên hoa hồng khác đó là sâu xanh, khi trưởng thành chúng dài từ 15 đến 20cm, cánh trước màu xám vàng dài đến 30cm. Sâu non có màu xám nhạt dài tầm 40mm, khi thành nhộng dài từ 18-20cm, đốt bụng nhỏ có 2 gai. Trứng hình bán cầu phát triển từ lúc có màu trắng sữa đến màu vàng tro.
Sâu xanh gây hại bằng cách phá lá non, nụ và hoa, ngọn non, đục vào nụ, ăn rỗng nụ và hoa và lây lan sang các nụ khác. Con trưởng thành sẽ đẻ trứng rải rác ở lá non, nụ hoa và đài hoa.
Biện pháp điều trị sâu xanh đó là tiêu hủy các bộ phận lá, nụ hoa, hoa bị gây hại. Hoặc có thể sử dụng các loại thuốc Plutel 1.8 EC, Tasieu 1.9 EC, Delfin WG, Thuricide HD.
Đặc trị bằng bón phân hữu cơ cho hoa hồng.
Một cách khác để điều trị sâu bệnh, các loại công trùng gây hại cho hoa hồng đó là sử dụng sản phẩm phân hữu cơ trùn quế dành riêng cho hoa hồng. Bộ sản phẩm phân trùn quế cho hoa hồng gồm có phân bón viên nén hoa hồng và dịch trùn quế cho hoa hồng. Tất cả các sản phẩm này đều có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa các loại sâu bệnh cho hoa hồng. Nếu quan tâm đến sản phẩm phân trùn quế viên nén hoặc dịch trùn quế cho hoa hồng hãy liên hệ ngay qua Hotline: 0931151088 hoặc mua hàng trực tiếp trên website, Fanpage Facebook của Masinari Hà Nội.
--------------🌱----------------
- Nhà Phân Phối Độc Quyền Phân Trùn Quế Masinari Hà Nội