Bệnh Trên Hoa Hồng Và Cách Đặc Trị: Bệnh Đốm Lá Do Nấm Diplocarpon
Ở bài viết một số sâu bệnh trên hoa hồng, chúng ta đã tim hiểu một số loại sâu bệnh gây hại trên hoa hồng như bọ phấn, bọ trĩ, nhện đỏ, sâu xanh. Đó là những loại côn trùng sâu bệnh gây hại cho hoa hồng, để tiếp tục series chăm sóc hoa hồng này chúng ta sẽ tìm hiểu các loại nấm bệnh trên hoa hồng và cách chữa trị.
Các bệnh trên cây hoa hồng do Nấm
Ngoài việc thu hút các loại côn trùng gây hại, hoa hồng còn bị tàn phá bởi các loại nấm gây hại như Nấm Diplocarpon, nấm Phragmidium mucronatum, rầy Aphids, nấm Peronospora sparsa, Botrytis blight, nấm Peronospora sparsa, nấm Colletotrichum sp, vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens. Trong bài viết này chúng ta sẽ đi sâu vào bệnh đốm đen trên lá hoa hồng do Nấm Diplocarpon gây ra một bệnh trên hoa hồng thường rất hay gặp
Nấm Diplocarpon gây đốm lá – bệnh trên cây hoa hồng
Bệnh đốm là màu đen trên hoa hồng do một loại nấm tên Diplocarpon gây ra. Trên mặt lá sẽ hình thành những vết tròn màu đen có hình dáng không giống nhau và bắt đầu lan ra trên toàn bộ bề mặt lá. Sau khi lá bị đen và rụng, nấm bệnh sẽ lây lan đến các trồi non và có thể lây đến cả thân cây gây chết cây mà không cách nào cứu chữa được nếu không xử lý kịp thời.
Nguyên Nhân gây bệnh đốm đen trên hoa hồng
Nguyên nhân gây bệnh đó là loại nấm Diplocarpon này rất ưa sống và sinh sôi trong điều kiện khí hậu ẩm ướt, chúng sinh trưởng mạnh mẽ trong điều kiện nhiệt độ 22 – 26 độ với độ ẩm 85% vì vậy cây trồng nói chung và hoa hồng nói riêng sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh này sau các trận mưa, không khí ẩm thấp.
Dấu hiệu bệnh đốm lá hoa hồng
Dấu hiệu rõ nhất của bệnh đốm lá trên hoa hồng đó là những chấm đen tròn trên lá có thể xuất hiện cả mặt trên và mặt dưới của lá. Bao quanh những đốm đen này có thể có những vùng màu vàng. Bệnh trên hoa hồng này có thể xuất hiện trên thân cây non, hoa và nụ.
Cách chữa trị bệnh đốm lá trên hoa hồng.
Việc cần làm ngay đó là ta phải ngắt bỏ đi những bộ phận đã bị nhiễm bệnh của hoa hồng. Nếu lá bị đốm thì bỏ lá, nếu lan đến cành thì bỏ cành. Những bộ phận bị nhiễm ngắt xong phải tiêu hủy hết chứ không để lại dưới đất cây trồng không sẽ tiếp tục lan ra những cây khác.
Đặt chậu hồng ra chỗ thoáng mát và cách xa khỏi những chậu khác chưa bị đốm lá. Giảm tưới cho cây bằng cách chỉ tưới vào lúc sáng trong khoảng 8h đến 9h bằng phương pháp phun sương để tránh nước đọng trên lá cây.
Các cách chữa bệnh đốm lá trên hoa hồng
Thuốc trị bệnh đốm lá
Nếu bệnh đốm lá bắt đầu chuyển biến nặng thì bắt buộc ta nên sử dụng các loại thuốc đặc trị hóa học như Karusan, Anvil 55C, Benomyl, Folpet, Topsin M. Cách sử dụng đó là dụng một tuần một lần với mỗi loại. Không trộn lẫn các loại thuốc với nhau để trị bệnh trên hoa hồng.
Chữa trị bệnh đốm lá với các chất hữu cơ.
Khi không muốn sử dụng các thuốc hóa học để chữa trị bệnh trên hoa hồng vì lo ngại các loại thuốc này có chất độc hại bạn có thể sử dụng Banking Soda bằng cách hòa tan một muỗng cafe với khoảng 250ml nước ấm dùng bình xịt phun sương phun lên lá để ngăn ngừa đốm lá.
Cách khác là bạn có thể sử dụng lưu huỳnh để phun nhưng bạn phải đảm bảo mặc quần áo bảo hộ để tránh tiếp xúc trực tiếp.
Một cách khác là bạn có thể dùng phân bón trùn quế vi sinh để ngăn ngừa các loại sâu bệnh, nấm bệnh cũng như bổ sung các chất dinh dưỡng cho hoa hồng của bạn. Nếu quan tâm bạn hãy liên hệ ngay để nhận sự tư vấn tận tình từ Masinari Hà Nội qua số Hotline Hotline: 0931151088 hoặc inbox trực tiếp trên website, Fanpage Facebook của chúng tôi. Chúng tôi luôn đồng hành để giúp đỡ bạn những người đang gặp khó khăn trong việc nuôi trồng hoa màu.
--------------🌱----------------
- Nhà Phân Phối Độc Quyền Phân Trùn Quế Masinari Hà Nội